26 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Mười Một 21, 2024

Nguyên tắc sử dụng kháng sinh cho trẻ những điều cần biết cha mẹ không nên bỏ qua

Kháng sinh là thuốc quan trọng được sử dụng để điều trị các bệnh lây nhiễm nhưng việc lạm dụng và sử dụng kháng sinh không hợp lý đang làm gia tăng vấn đề kháng thuốc kháng sinh.

khang-sinh

Hiện nay, không ít cha mẹ khi thấy con sốt, ho, chảy mũi liền hỏi bạn bè hoặc tự ra hiệu thuốc mua kháng sinh cho con uống. Việc mua kháng sinh dễ dàng, sử dụng tràn lan, không cần có đơn của bác sĩ… là một nguyên nhân dẫn đến sự xuất hiện của một số loại vi khuẩn kháng hầu hết các loại kháng sinh hiện có.
1. Kháng sinh là gì?

ThS.BS Đỗ Thiện Hải, Phó trưởng Khoa Truyền nhiễm, BV Nhi Trung ương, kháng sinh là thuốc để tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh. Do đó, chúng ta chỉ cho trẻ dùng kháng sinh khi có các bằng chứng cho thấy trẻ mắc bệnh do vi khuẩn gây nên.
Việc xác định bệnh do vi khuẩn gây nên thường do bác sĩ khám thực tế và căn cứ vào một số xét nghiệm đơn giản. Các trường hợp trẻ viêm đường hô hấp nhưng có thể do vi rút thì việc sử dụng kháng sinh hoàn toàn không có hiệu quả trong những trường hợp này.

Nguyên tắc dùng kháng sinh cho trẻ

Theo ThS.BS Đỗ Thiện Hải chỉ dùng kháng sinh khi có bằng chứng nhiễm vi khuẩn. Khi dùng kháng sinh cho trẻ cần phải theo nguyên tắc dùng đúng liều, đúng cách và lựa chọn kháng sinh an toàn, đặc biệt phải có đơn chỉ dẫn của bác sĩ. Còn theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đưa ra 5 điểm cần lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh

Kháng sinh không dùng để điều trị các bệnh do vi rút gây ra như cảm, cúm:

Kháng sinh không có hiệu quả đối với tất cả lây nhiễm. Kháng sinh chỉ có hiệu quả đối với vi khuẩn chứ không phải đối với các loại lây nhiễm như vi rút, nguyên nhân của cảm, cúm.

Hãy giữ kháng sinh cho riêng mình:

Không dùng chung kháng sinh với người khác. Người khác có thể có những nhiễm khuẩn khác nhau và không thể dùng cùng loại kháng sinh như mình, điều này có thể dẫn đến kháng thuốc.

Không tự ý dùng kháng sinh còn lại cho lần sử dụng sau:
Dùng kháng sinh đúng thời điểm:
Nếu bạn được kê dùng kháng sinh, điều quan trọng là bạn phải tuân thủ lời khuyên của bác sĩ là dùng kháng sinh như thế nào, thời điểm nào, dùng trong bao lâu.
Hãy thực hiện các bước đơn giản để phòng, chống nhiễm khuẩn:
Che miệng khi ho, hắt hơi. Rửa tay với xà phòng, đặc biệt là trước khi chuẩn bị hoặc trước khi ăn hoặc sau khi lau mũi…
Các biểu hiện của tình trạng nhiễm vi khuẩn thường gặp

Đối với trẻ mắc bệnh do vi khuẩn gây nên: thường sốt cao, da xanh tái, mệt mỏi, ăn kém, không chịu chơi ngay cả khi đỡ sốt. Hoặc có thể nhìn thấy các ổ nhiễm khuẩn gây sưng, nóng, đỏ, đau, có mủ như: mụn nhọt trên da, viêm cơ, áp xe cơ, viêm họng mủ, viêm tai có mủ, hoặc các bệnh do vi rút nhưng có bội nhiễm thêm vi khuẩn như: nhiễm trùng da sau khi mắc thủy đậu… Ngoài ra, các trường hợp viêm đường hô hấp, nhiễm trùng tiết niệu… có bằng chứng nhiễm vi khuẩn cũng được chỉ định dùng kháng sinh.

Các bằng chứng nhiễm khuẩn có thể xác định được khi làm một số xét nghiệm đơn giản mà hầu hết các phòng khám và y tế cơ sở có thể làm được. Khi đã xác định được có bằng chứng nhiễm vi khuẩn, các bác sĩ sẽ dựa vào lứa tuổi, vị trí nhiễm trùng mà lựa chọn một loại kháng sinh có độ đặc hiệu cao, không nên kết hợp nhiều loại kháng sinh. Do vậy, khi mua thuốc cho trẻ không nên tự ý đổi loại kháng sinh (thành phần), mà nên mua thuốc đúng thành phần đã được kê đơn và dùng đúng theo đơn.
Đặc biệt, nếu lần sau trẻ ốm thì không nên dùng lại đơn thuốc cũ, vì có thể trẻ mắc bệnh do loại vi khuẩn khác, bệnh khác, mặc dù có thể có một số triệu chứng giống lần trước.

Đối với trẻ bị sốt do vi rút: như viêm mũi họng cấp do vi rút, sốt vi rút, viêm tiểu phế quản do vi rút… Các trường hợp này trẻ có biểu hiện sốt cao, ho, chảy nước mũi trong, có thể mệt mỏi khi sốt cao, nhưng khi dùng thuốc hạ sốt thì trẻ đỡ sốt và tỉnh táo, chơi ngoan như ngày thường. Sốt do nhiễm vi rút thường cao nhất vào ngày thứ 2, thứ 3, sau đó nhiệt độ giảm dần, cơn sốt thưa dần, trẻ bình phục và xét nghiệm cho thấy các chỉ số cảnh báo nhiễm vi khuẩn đều thấp. Những trường hợp này không nên dùng kháng sinh cho trẻ.

Lưu ý khi cho trẻ dùng kháng sinh 

ThS.BS Đỗ Thiện Hải cho biết, để chữa bệnh cho trẻ an toàn, tránh các tác dụng phụ, giảm chi phí điều trị… cha mẹ nên đưa trẻ đến khám tại các cơ sở y tế, bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn về chăm sóc, theo dõi phát hiện dấu hiệu bệnh nặng, tình trạng nhiễm khuẩn và sử dụng thuốc hợp lý.

Trẻ còn nhỏ khó uống hay không nuốt được thuốc dạng viên nên một số thuốc được bào chế dạng bột để pha thành dạng dung dịch cho các bé dễ uống, nhanh hấp thu hơn. Tuy nhiên, khi pha thuốc kháng sinh cũng phải cần lưu ý những điều sau:

Trước khi pha thuốc hoặc cho trẻ uống thuốc cần rửa tay sạch bằng xà phòng hay dung dịch rửa tay nhanh, để tránh nhiễm khuẩn vào dung dịch thuốc hay thức ăn của trẻ. Hạn chế khoảng tiếp xúc của bé và vi khuẩn, nâng cao an toàn của bé bằng cách rửa tay sạch khi tiếp xúc với trẻ.

Chuẩn bị một ly nước đun sôi để nguội để pha thuốc: một số kháng sinh nhạy cảm với nhiệt độ, nên dùng nước nguội hoàn toàn để pha kháng sinh.

Lắc chai thuốc bột, hay cốm để làm xốp bột, cốm để khi đổ nước vào pha thuốc sẽ phân tán đều, không bị vón cục.

Đổ nước vào trong chai thuốc theo hướng dẫn trong toa thuốc (đổ nước tới vạch trên chai hay pha với bao nhiêu nước tùy từng loại sản phẩm có hướng dẫn trên toa).

Sau khi pha thuốc nên bảo quản trong tủ mát và lắc kỹ chai thuốc trước khi dùng thuốc.

Theo nguồn của Lê Hòa – soyte.hanoi.vn

Sổ tay tiêm chủng


Notice: Undefined index: file in /home/u286454320/domains/bvdksocson.vn/public_html/wp-includes/media.php on line 1680


tc-16345                                                                              

Xét nghiệm máu để phát hiện ung thư trước… 10 năm

37f908b200000578-3775981-image-a-38-1473165347860-1474532584820

VTV.vn – Quý vị có ngạc nhiên không khi chỉ qua một cuộc xét nghiệm máu, các bác sỹ có thể phát hiện nguy cơ mắc bệnh ung thư trước 10 năm?

Các nhà khoa học tại trường Đại học Swansea (Anh) đã thử nghiệm thành công việc xét nghiệm máu để phát hiện ra các dấu vết ung thư trước khi phát bệnh. Theo đó, các nhà khoa học đã tiến hành một thử nghiệm đơn giản, đó là xét nghiệm để phát hiện những đột biến trong tế bào hồng cầu và phân tích về những dấu hiệu ung thư tiềm ẩn. Thử nghiệm đã được tiến hành thành công với các bệnh nhân ung thư thực quản.

Các nhà khoa học cho biết, phương pháp này có thể được áp dụng với nhiều loại ung thư. Hiện họ đang bắt đầu thử nghiệm với bệnh ung thư tuyến tụy. Chi phí của việc thử máu chỉ mất 35 Bảng Anh (hơn 1 triệu đồng) và có kết quả trong vài giờ sau đó.

Nguồn Báo điện tử VTV.vn

Hà Nội hưởng ứng Ngày thế giới phòng chống bệnh dại

VTV.vn – Bệnh dại là bệnh đặc biệt nguy hiểm, khi người nhiễm virus bệnh dại lên cơn thì tỷ lệ tử vong gần như 100%.

20160201-141103-1456568988798-1474900982208

Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm có 50 nghìn đến 70 nghìn người tử vong do bệnh dại và trên 10 triệu người phải điều trị dự phòng bằng vắc xin dại. Bệnh dại tập trung chủ yếu ở các nước đang phát triển, đặc biệt là châu Á. Tại Việt Nam, từ năm 1990 – 1995, có khoảng 500 ca tử vong do dại.

Trước tình hình đó, năm 1996, Thủ tướng Chính phủ đã có Chỉ thị 92/CT-TTg về tăng cường phòng chống bệnh dại. Với nhiều biện pháp được triển khai quyết liệt, số tử vong do bệnh dại đã giảm rõ rệt, khoảng dưới 100 trường hợp tử vong/năm vào những năm 2010 trở lại đây. Tuy nhiên, vẫn còn một số tỉnh, thành phố có số tử vong cao do dại. Trong 3 tháng đầu năm 2016, đã có 18 người chết vì bệnh dại. Người nhiễm vi rút dại khi đã lên cơn dại thì tỷ lệ tử vong là gần như 100%. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại ở người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong.

Tại TP. Hà Nội, trong năm 2014 ghi nhận 5 trường hợp mắc bệnh dại, năm 2015 ghi nhận một trường hợp, từ đầu năm 2016 đến nay ghi nhận 2 trường hợp dại lên cơn tại huyện Hoài Đức và Ba Vì. Tất cả các trường hợp tử vong đều bị chó cắn mà không được đi tiêm phòng vắc xin phòng bệnh dại hoặc tiêm muộn.

dsc-6190-1474910630269

Ths Nguyễn Văn Dung, Phó Giám đốc Sở Y tế cho biết: “Bệnh dại vẫn có nguy cơ gia tăng do tỷ lệ tiêm phòng cho đàn chó tại một số địa phương còn thấp. Vậy nên chưa khống chế được bệnh dại ở chó. Về phía người dân còn chủ quan, nhận thức về bệnh dại còn hạn chế dẫn đến việc bị chó cắn nhưng không đi khám hoặc không tiêm phòng kịp thời”.

Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội nhận định để giảm được tử vong do bệnh dại và tiến tới khống chế bệnh dại chỉ có thể thực hiện được khi có sự vào cuộc của tất cả mọi người, đặc biệt là người dân phải biết cách tự bảo vệ mình và tham gia tích cực vào các hoạt động phòng chống bệnh dại tại cộng đồng.

Hà Nội là một trong những địa phương đã thực hiện tốt công tác phòng chống bệnh dại. Tuy nhiên, hàng năm tại một số huyện ngoại thành vẫn ghi nhận bệnh nhân tử vong do bệnh dại lên cơn. Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm có tỷ lệ tử vong cao, để có thể ngăn ngừa và khống chế được bệnh dại, cần tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Nhằm hướng tới Ngày thế giới phòng chống bệnh dại 28/9, Sở Y tế Hà Nội đã có sự tăng cường tuyên truyền về phòng chống bệnh dại cho cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống bệnh dại; khuyến cáo người dân đến ngay cơ sở y tế để khám và được tư vấn kịp thời khi bị chó, mèo nghi dại cắn. Ngành nông nghiệp cần tăng cường kiểm soát số lượng đàn chó, mèo và loại trừ bệnh dại trên đàn chó, mèo nuôi thông qua tiêm phòng vắc xin và duy trì tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cho đàn chó, mèo đạt trên 70% tổng đàn. Ngành y tế đảm bảo đầy đủ về nhân lực, vắc xin, huyết thanh để đáp ứng cho việc phòng và điều trị cho người bị súc vật nghi dại cắn.

Sóc Sơn triển khai các biện pháp phòng chống bệnh do vi rút Zika

DSC 0664 (2)
Nhiều thông tin về diễn biến tình hình dịch bệnh được đưa ra tại hội nghị.

Tại hội nghị, báo cáo viên đã thông tin tình hình dịch bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết trên thế giới, khu vực và trong nước; các biện pháp phòng bệnh cũng như giám sát chặt chẽ các ca bệnh nghi ngờ tại cộng đồng; công tác giám sát tại các cửa khẩu để loại trừ yếu tố nguy cơ; khuyến cáo của cơ quan chuyên môn để công tác phòng chống dịch bệnh nói chung và phòng bệnh do vi rút Zika, sốt xuất huyết nói riêng đạt hiệu quả cao.

Hiện nay, tại Việt Nam đã ghi nhận một số trường hợp mắc bệnh do vi rút Zika, đây đều là các ca bệnh được ghi nhận tại Việt Nam, không phải do lây nhiễm tại các khu vực có dịch. Như vậy, Việt Nam có sự lưu hành của vi rút này. Tại Hà Nội chưa ghi nhận trường hợp nào mắc bệnh do vi rút Zika.

Ghi nhận 23 trường hợp nhiễm vi rút Zika

Hôm qua, ngày 31/10/2016, Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, tại Việt Nam đã ghi nhận 23 trường hợp nhiễm vi rút Zika, trong đó có 17 trường hợp ở TP Hồ Chí Minh. Các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Dương, Long An, Trà Vinh, Đắk Lắk mỗi tỉnh có một trường hợp nhiễm vi rút Zika.
zika1-14789484367001
Cục Y tế Dự phòng cũng đã làm việc với Sở Y tế TP Hồ Chí Minh, Viện Pasteur TP Hồ Chí Minh nhằm tìm các giải pháp hạn chế sự ảnh hưởng của vi rút Zika trên địa bàn thành phố và các vùng lân cận.

Các chuyên gia y tế cho biết, hầu hết người nhiễm vi rút Zika có biểu hiện lâm sàng nhẹ và tự qua khỏi. Tuy nhiên, nếu thai phụ nhiễm vi rút này trong ba tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến nguy cơ dị tật đầu nhỏ ở thai nhi với tỷ lệ từ 1% đến 10%. Do vậy, Cục Y tế Dự phòng khuyến cáo phụ nữ mang thai cần thực hiện việc khám thai tốt để theo dõi tình hình sức khỏe của bản thân và thai nhi. Khi có dấu hiệu nghi ngờ nên đi xét nghiệm để được tư vấn, đồng thời thực hiện phòng tránh muỗi đốt như Bộ Y tế đã khuyến cáo.

Trước đó, vào ngày 30/10, Bộ Y tế đã xác định trường hợp bé gái 4 tháng tuổi ở Đắk Lắk mắc chứng đầu nhỏ do nhiễm vi rút Zika. Như vậy, Việt Nam là quốc gia thứ hai trong khu vực Đông Nam Á (sau Thái Lan) ghi nhận trẻ sinh ra bị chứng đầu nhỏ do vi rút Zika.

THÔNG BÁO

HOẠT ĐỘNG