29 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Sáu 8, 2023

GIỚI THIỆU KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC- CHỐNG ĐỘC- BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC SƠN

  1. Thời gian thành lập: 27/7/2015
  2. Cơ cấu nhân lực:

* Tổng số cán bộ viên chức, nhân viên: 19

* Trong đó:

– Bác sỹ: 05

+ Bác sỹ chuyên khoa I chuyên ngành nội khoa – hồi sức cấp cứu: 01

+ Bác sỹ chuyên ngành nội khoa – hồi sức cấp cứu: 04

– Điều dưỡng: 13

+ Điều dưỡng đại học : 01

+ Điều dưỡng cao đẳng : 12

– Hộ lý: 01

– Trưởng khoa: BSCKI Đỗ Đức Sơn

  2.Chức năng nhiệm vụ:

– Là khoa Hồi sức đi đầu trong việc triển khai các kỹ thuật cao: Cấp cứu và điều trị cho các trường hợp ngộ độc, bệnh lý nội khoa nặng, nguy kịch đe dọa tính mạng từ các khoa trong bệnh viện hoặc từ các bệnh viện khác chuyển đến.

– Là nơi thực hành và đào tạo về hồi sức cấp cứu cho các sinh viên, bác sĩ đa khoa của bệnh viện.

– Hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống cấp cứu tại các khoa  phòng  trong toàn bệnh viện.
– Chỉ đạo tuyến về công tác hồi sức cấp cứu đối với phòng khám đa khoa khu vực và các trạm y tế trong địa bàn huyện.

– Đào tạo cán bộ y tế  trẻ.

– Bước đầu tham gia Nghiên cứu khoa học về y học.

– Hướng dẫn Phòng bệnh.

– Tại đây, người bệnh nằm tại khoa được thăm khám, theo dõi, điều trị, chăm sóc toàn diện và liên tục 24/24.

  1. Hoạt động khám chữa bệnh của khoa:

* Công tác điều trị: Các bệnh lý thường gặp tại khoa bao trùm tất cả các chuyên ngành như:

+ Hồi sức:  Suy đa tạng, sốc nhiễm khuẩn, rối loạn nước điện giải, điện giật, ngạt nước, rắn cắn…

+ Chống độc:  Ngộ độc thuốc, hóa chất các loại (Paraquat, thuốc trừ sâu, thuốc tẩy rửa…)

+ Tim mạch:  Sốc tim, nhồi máu cơ tim, suy tim nặng, phù phổi, rối loạn nhịp tim, cao huyết áp ác tính…

+ Hô hấp:  Viêm phổi nặng, hen phế quản ác tính, đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, xẹp phổi, tràn dịch màng phổi, ALI/ARDS.

+ Tiêu hóa:  Hôn mê gan, xơ gan, viêm tụy cấp, tiêu chảy mất nước, suy gan cấp       + Thận: suy thận cấp, suy thận cấp trên nền mãn tính.

+ Nội thần kinh:  Xuất huyết não, nhồi máu não, các bệnh lý thần kinh cơ như bệnh lý nhược cơ, hội chứng Guillain-Barre.

+ Nội tiết: Hôn mê do đái tháo đường, suy tuyến thượng thận cấp.

+ Da liễu: Dị ứng thuốc nặng, Steven – Johnson, Lyell, Lupus gây biến chứng đa cơ quan.

  1. Cơ sở vật chất:

Vị trí khoa: Tầng 2- Nhà H2, với các phòng bệnh được thiết kế đặc thù theo tiêu chuẩn có hệ thống điều hòa trung tâm.

Giường kế hoạch: 24

Khoa được trang bị:

Máy bơm tiêm điện: 11

Máy truyền dịch: 06

Máy thở: 03

Máy  monitor: 06

Máy khí dung: 06

Máy sốc điện: 01

Khoa Hồi Sức Cấp Cứu và Chống Độc là một trong những khoa lâm sàng quan trọng của Bệnh viện, góp phần điều trị tích cực cho tình trạng bệnh khẩn cấp đối với mạng sống, làm giảm thời gian nằm viện cũng như tiết kiệm chi phí cho người bệnh.

Với phương châm: “Trí Tuệ – Tận Tâm – An Toàn – Hiệu Quả”. Khoa Hồi sức tích cực – chống độc luôn đặt người bệnh làm trung tâm, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn để đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.

Một số hình ảnh:

Mở Nội khí quản tại khoa

BSCKII. Vũ Tuấn Dũng- Phó Giám đốc bệnh viện thường xuyên đi buồng thăm khám bệnh nhân nặng tại khoa HSTC-CĐ

PGS.TS Bùi Nguyên Kiểm đi buồng thăm khám bệnh nhân nặng tại khoa HSTC-CĐ

HƯỞNG ỨNG NGÀY THẾ GIỚI KHÔNG HÚT THUỐC LÁ 31/5/2023 TUẦN LỄ QUỐC GIA KHÔNG THUỐC LÁ 25-31/5/2023

Năm 2023, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chọn thông điệp “Chúng ta cần thực phẩm, không cần thuốc lá” làm chủ đề cho Ngày Thế giới không thuốc lá 31/5.  Thông qua chủ đề này, Tổ chức Y tế thế giới kêu gọi các quốc gia thúc đẩy các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của thuốc lá tới sức khỏe, kinh tế, môi trường, an ninh lương thực và dinh dưỡng; khuyến khích người nông dân chuyển đổi, thay thế cây thuốc lá bằng cây trồng phù hợp; đề cập đến mối liên hệ giữa thuốc lá và đói nghèo; bên cạnh đó kêu gọi người hút bỏ thuốc lá để dành chi cho thực phẩm. Theo Tổ chức Y tế thế giới, việc trồng, sản xuất và sử dụng thuốc lá có liên quan đến tình trạng mất an ninh lương thực và đói nghèo.

Tác hại của thuốc lá với sức khỏe con người

Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá (PCTHTL) được Quốc hội thông qua ngày 18/6/2012 gồm 5 Chương và 35 Điều và có hiệu lực kể từ ngày 01/5/2013. Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về PCTHTL, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác PCTHTL trong giai đoạn hiện nay, góp phần hạn chế bệnh tật liên quan đến hút thuốc lá, nâng cao sức khỏe cộng đồng, thực hiện thành công sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân. Dưới đây là một số nội dung cơ bản trong LCPTHTL:

  1. Về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong PCTHTL (Điều 6):

Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ; đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước; gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

  1. Quy định quyền và nghĩa vụ của công dân trong PCTHTL (Điều 7):

Người dân được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá; được yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc; được vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá; được yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc; được phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc.

  1. Các hành vi bị nghiêm cấm được quy định trong luật (Điều 9):

Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu; quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức;  tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp tài trợ nhân đạo cho chương trình xóa đói, giảm nghèo; phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, thảm họa; phòng, chống buôn lậu thuốc lá và không được thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng về việc tài trợ đó; người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá; sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá; bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi; bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm; sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em; vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

  1. Quy định nghĩa vụ của người hút thuốc lá (Điều 13):

Không hút thuốc tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc; không hút thuốc lá trong nhà khi có trẻ em, phụ nữ mang thai, người bệnh, người cao tuổi; giữ vệ sinh chung, bỏ tàn, mẩu thuốc lá đúng nơi quy định khi hút thuốc lá tại những địa điểm được phép hút thuốc lá.

  1. Quy định quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá (Điều 14).

Có quyền buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình; từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở. Có trách nhiệm tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.

  1. Quy định về việc bán thuốc lá (Điều 25):

Không được bán thuốc lá phía ngoài cổng nhà trẻ, trường mẫu giáo, trường tiểu học, THCS, THPT, viện nghiên cứu y học, bệnh viện, nhà hộ sinh, trung tâm y tế dự phòng, trạm y tế xã, phường, thị trấn trong phạm vi 100 mét tính từ ranh giới khuôn viên gần nhất của cơ sở đó.

  1. Xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá (Điều31)

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật; cá nhân vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật. Việc xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng, chống tác hại của thuốc lá được thực hiện theo quy định của pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

Có thể nói, Luật PCTHTL được Quốc hội ban hành đảm bảo tính khoa học, tính pháp lý, phù hợp với thực tiễn và phù hợp với Công ước khung về Kiểm soát thuốc lá của Tổ chức Y tế thế giới. Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã thể chế hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về PCTHTL, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác PCTHTL trong giai đoạn hiện nay, góp phần hạn chế bệnh tật liên quan đến hút thuốc lá. Chúng ta tin tưởng rằng, Luật PCTHTL đã và đang đi vào thực tiễn cuộc sống, được người dân đồng tình ủng hộ và ngày càng góp phần đáng kể cho công tác bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.

Để giảm tỷ lệ người hút thuốc lá, giảm tác hại của thuốc lá đối với sức khoẻ người dân, các cấp, ngành, đoàn thể, tổ chức chính trị – xã hội cần tiếp tục tăng cường giám sát, đánh giá thường xuyên hiệu quả hoạt động phòng, chống tác hại của thuốc lá; duy trì tốt các mô hình không khói thuốc lá tại các cơ quan, đơn vị. Hơn hết, mỗi người dân cần nâng cao ý thức chấp hành nghiêm Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá để bảo vệ chính bản thân cũng như cộng đồng, xây dựng môi trường sống văn minh, lành mạnh.

Sưu tầm

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THẺ CCCD GẮN CHIP ĐỂ KHÁM BỆNH, CHỮA BỆNH BHYT TẠI BVĐK SÓC SƠN

         Triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, nhằm thuận lợi cho người dân khi đi khám bệnh, chữa bệnh BHYT, Bộ Y tế đã có Công văn 971/BYT-BH hướng dẫn triển khai thí điểm khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế (BHYT) bằng căn cước công dân (CCCD) gắn chíp cho phép người dân dùng căn cước công dân gắn chip thay cho thẻ BHYT.

         Nắm bắt tinh thần Sở Y tế Hà Nội đã ban hành Công văn số 4443/SYT-NYT ngày 05/10/2022 về việc triển khai KCB bằng CCCD gắn chip thay thế thẻ BHYT; Công văn số 5207/SYT-KHTC về việc triển khai đảm bảo các điều kiện về an ninh, an toàn thông tin phục vụ kết nối, sử dụng dữ liệu trong CSDL quốc gia về dân cư, chuẩn bị kế hoạch và nguồn lực để triển khai đồng loạt tiếp đón, tổ chức khám chữa bệnh cho người bệnh có căn cước công dân gắn chip tích hợp mã thẻ BHYT hoặc qua ứng dụng VNEID, VSSID.

Hình ảnh người bệnh đăng ký khám bệnh tại Quầy đăng ký – Khoa khám bệnh (T1H1)

         Cụ thể các chỉ đạo từ cấp trên, Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn đã chủ động nâng cấp trang thiết bị chuyên dụng (đầu đọc QR code do BCA cấp phép tại 10 vị trí tiếp đón người bệnh), cập nhật phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện FPT eHospital (tích hợp hàm API kết cơ sở dữ liệu – BHXH và cơ sở dữ liệu dân cư – BCA), thông báo công khai cho người bệnh biết và triển khai tiếp đón người bệnh khi đi khám chữa bệnh BHYT bằng căn cước công dân có gắn chip hoặc qua ứng dụng , VSSID, VNEID (đối với công dân đã đăng ký thành công tài khoản định danh điện tử do BCA cung cấp).

Đối với người bệnh tham gia BHYT đã được cấp căn cước công dân có gắn chip:

👉 Trường hợp khi kiểm tra CCCD (quét mã QR code) hoặc qua ứng dụng VNEID đã có thông tin hợp lệ về tham gia BHYT thì bệnh viện thực hiện kiểm tra, đối chiếu thông tin về BHYT và tiếp đón người bệnh theo quy trình khám, chữa bệnh BHYT hiện hành. Thông tin cho người bệnh biết: lần sau đi khám, chữa bệnh BHYT người bệnh có thể sử dụng bằng căn cước công dân gắn chíp, bằng ứng dụng VSSID, VNEID thay cho thẻ BHYT giấy.

👉 Trường hợp khi kiểm tra thông tin nhưng không có thông tin hợp lệ về thông tin người bệnh tham gia BHYT, nhân viên y tế Bệnh viện (đăng ký, tiếp đón) chủ động giải thích để người bệnh đó biết tình trạng của thẻ BHYT trên căn cước công dân chưa thể thực hiện được (do chưa đồng bộ cơ sở dữ liệu BHXH với cơ sở dữ liệu dân cư). Hướng dẫn và thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình khám, chữa bệnh BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh hoặc sử dụng ứng dụng VSSID)


Nhân viên y tế thực hiện đăng ký thông tin khám bệnh BHYT cho người dân bằng CCCD gắn chíp (Khu đăng ký, tiếp đón người bệnh – Khoa khám bệnh – Tầng 1 Nhà H1)

Đối với người bệnh tham gia BHYT chưa được cấp căn cước công dân có gắn chip:

👉 Thực hiện tiếp đón người bệnh theo quy trình khám, chữa bệnh BHYT hiện hành (xuất trình thẻ BHYT và giấy tờ tùy thân có ảnh hoặc sử dụng ứng dụng VSSID).

Kết quả sơ bộ việc sử dụng thẻ CCCD gắn chíp để đăng ký, tra cứu thông tin người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh tại BVĐK Sóc Sơn

         Từ 14/04/2023 dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc bệnh viện về việc tiến hành triển khai sử dụng thẻ CCCD gắn chip trong khám, chữa bệnh BHYT, BVĐK Sóc Sơn đã​ triển khai ứng dụng cùng lúc 3 tiện ích gồm đăng ký khám, chữa bệnh bằng thẻ CCCD (có gắn chip), bằng ứng dụng VssID (ứng dụng BHXH số của BHXH VN) và VNEID (ứng dụng định danh điện tử quốc gia của Bộ Công an) vào phục vụ công tác đăng ký, tra cứu thông tin người bệnh đi khám bệnh, chữa bệnh.

         Trao đổi cùng Ban biên tập, chị Nguyễn Thị Ngân (Điều dưỡng trưởng Khoa Khám bệnh – BVĐK Sóc Sơn) cho biết: “Việc triển khai khám chữa bệnh BHYT bằng thẻ CCCD gắn chip đã đem lại nhiều tiện ích cho người dân và bệnh viện. Trước đây, khi vào khám, chữa bệnh người dân phải xuất trình nhiều giấy tờ, chờ đợi khá lâu để nhân viên y tế xác minh và nhập thông tin. Một số trường hợp thông tin không khớp trên bảo hiểm và giấy tờ tùy thân. Số khác có thể hỏng hoặc mất thẻ bảo hiểm khiến việc đăng ký khám chữa bệnh bằng thẻ BHYT gặp không ít khó khăn.”

         Thống kê từ phòng Kế hoạch tổng hợp cho thấy: khoảng 1 tháng nay (kể từ khi đơn vị triển khai khám chữa bệnh cùng lúc bằng CCCD, ứng dụng VSSID, VNEID với người bệnh) số lượng người bệnh đến khám bằng các hình thức này có sự gia tăng đột biến, khoảng 2300 lượt so trước kia. Nguyên nhân xuất phát từ việc từ bỏ thói quen khám bệnh lâu nay và bước đầu người bệnh đã thấy được sự tích cực, hữu ích từ việc sử dụng CCCD gắp chíp và ứng dụng CNTT vào hoạt động khám bệnh, chữa bệnh tại Bệnh viện. Khi bệnh viện áp dụng dùng thẻ CCCD gắn chíp hay ứng dụng VSSID, VNEID (trên máy điện thoại, thiết bị cá nhân) vào khám chữa bệnh BHYT, người dân và nhân viên y tế đều cảm thấy tiết kiệm được nhiều thời gian, giảm nhiều giấy tờ thủ tục. Nhờ đó, đảm bảo được tính nhanh chóng, thuận tiện, phần nào giúp chất lượng khám, chữa bệnh được nâng cao.

Thực hiện tra cứu lấy thông tin nhập liệu đăng ký khám bệnh trên ứng dụng VNEID/VSSID

         Theo BSCKII. Tạ Văn Sứng (Giám đốc BVĐK Sóc Sơn): “Trong thời gian tới, để triển khai đồng bộ hiệu quả việc ứng dụng CCCD gắn chíp, ứng dụng VSSID, VNEID vào khám chữa bệnh thay thẻ BHYT giấy, Bệnh viện tiếp tục tuyên truyền phổ biến chỉ đạo từ cấp trên tới cán bộ nhân viên trong toàn cơ quan. Tương tác truyền thông và thông báo phổ biến rộng rãi tới người dân tham gia khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện, trong địa bàn huyện về những tiện ích thuận lợi mang lại từ công cuộc chuyển đổi số trong thực hiện các giao dịch hành chính, dân sự và khám chữa bệnh.
Song song với đó, Bệnh viện cũng trú trọng và tập trung nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, cập nhật nâng cấp phần mềm quản lý tổng thể bệnh viện, trang bị thêm các máy móc thiết bị chuyên dụng phục vụ cho nhu cầu thăm khám của bà con nhân dân trong vùng ngày một tăng cao”.

(Ban biên tập Website BVĐK Sóc Sơn)

QUYỀN LỢI CỦA NGƯỜI DÂN KHI KHÁM CHỮA BỆNH ĐÚNG TUYẾN TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC SƠN

Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn là bệnh viện hạng II thuộc tuyến thành phố- trực thuộc Sở Y tế Hà Nội. Bệnh viện có cơ sở vật chất khang trang với hệ thống thiết bị y tế hiện đại: Máy chụp cắt lớp vi tính, Xquang kỹ thuật số, siêu âm màu 4D, siêu âm mắt AB, siêu âm tim, siêu âm đầu dò qua âm đạo,….cùng đội ngũ y bác sỹ nhiều năm kinh nghiệm, nhiệt huyết ở nhiều chuyên khoa sâu như: Nội, ngoại, sản, nhi, Y học cổ truyền, phục hồi chức năng, ….và được hỗ trợ chuyên môn của các Giáo sư, Tiến sỹ, bác sỹ đầu ngành đến từ các bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện E, Bệnh viện Tim Hà Nội,… triển khai ứng dụng CNTT trong KCB. Bệnh viện đang nỗ lực hết mình nhằm mang đến chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe tốt nhất, đáp ứng sự hài lòng người bệnh.


Người bệnh khi khám chữa bệnh đúng tuyến tại bệnh viện đa khoa Sóc Sơn (nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu tại bệnh viện đa khoa Sóc Sơn, hoặc có giấy chuyển tuyến khám chữa bệnh từ Trạm y tế, Trung tâm y tế, Phòng khám đa khoa,….đến Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn) được hưởng quyền lợi:
– Được chi trả chi phí khám chữa bệnh BHYT theo mức hưởng tối đa của thẻ BHYT
– Được thăm khám bệnh theo từng chuyên khoa
– Được sử dụng các dịch vụ, trang thiết bị, kỹ thuật cận lâm sàng hiện đại trong chẩn đoán, khám chữa bệnh
– Được điều trị nội trú khi cần thiết
– Được chuyển tuyến khám chữa bệnh phù hợp.
HIỆN NAY, HẠN MỨC ĐĂNG KÝ KHÁM CHỮA BỆNH BAN ĐẦU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC SƠN VẪN ĐÁP ỨNG ĐỦ NHU CẦU CỦA NGƯỜI DÂN. VÌ VẬY NGƯỜI DÂN CÓ THỂ TIẾP TỤC ĐĂNG KÝ NƠI KHÁM CHỮA BỆNH BAN ĐÀU TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA SÓC SƠN.
Người dân có nhu cầu chuyển đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu về bệnh viện đa khoa Sóc Sơn vui lòng liên hệ quầy tiếp đón Tầng 1- Nhà H1.
Người tham gia bảo hiểm y tế khi điều trị nội trú (nhập viện) tại bệnh viện đa khoa Sóc Sơn sẽ được thanh toán BHYT 100% theo mức hưởng quy đinh trong thẻ BHYT như đúng tuyến mà không cần xin giấy chuyển tuyến bảo hiểm y tế từ nơi đăng ký KCB ban đầu (trạm y tế, phòng khám đa khoa, trung tâm y tế,…)

THÔNG BÁO

HOẠT ĐỘNG