22 C
Hanoi
Thứ Năm, Tháng Mười Một 21, 2024

Vaccine ngừa bại liệt Ipovac dự kiến sẽ có mặt trên thị trường

Việt Nam đã sản xuất được 11/12 loại vaccine trong chương trình tiêm chủng quốc gia và hiện đang nghiên cứu sản xuất vaccine 6 trong 1 cùng một số loại vaccine mới đang trong quá trình thử nghiệm như vaccine H5N1, vaccine H1N1, vaccine ho gà vô bào.

Việt Nam đã sản xuất được 11/12 loại vaccine trong chương trình tiêm chủng quốc gia và hiện đang nghiên cứu sản xuất vaccine 6 trong 1 cùng một số loại vaccine mới đang trong quá trình thử nghiệm như vaccine H5N1, vaccine H1N1, vaccine ho gà vô bào. Sau giai đoạn 1 thử nghiệm vaccine Ipovac, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccinee và sinh phẩm y tế đã tiến hành thử nghiệm giai đoạn 2 trên 240 trẻ tại 10 xã của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Ipovac cũng là một trong 6 thành phần của vaccine 6 trong 1.

Để đánh giá về tính an toàn và tính miễn dịch của trẻ trước và sau khi tiêm, để đảm bảo an toàn những trẻ tham gia thử nghiệm phải đáp ứng được5 tiêu chuẩn chọn vào và 12 tiêu chuẩn loại trừ đối với tượng tham gia nghiên cứu vaccine:

  1. Trẻ khi sinh phải trên 2500gram
  2. Tuổi thai phải trên 37 tuần
  3. Không có tiền sử mắc các bệnh suy giảm miễn dịch
  4. Tại thời điểm tiêm trẻ hoàn toàn khoẻ mạnh.
  5. Bố mẹ trẻ phải tình nguyện đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu
  6. Trẻ phải chưa dùng bất cứ loại vaccine nào có chưa thành phần của vaccine bại liệt đường tiêm, đường uống.

Theo các chuyên gian việc thử nghiệm lâm sàng là vô cùng quan trọng, bắt buộc của tất cả các loại thuốc, vaccine hoặc của các chất đưa vào cơ thể con người.

vaccine-ngua-bai-liet-ipovac-du-kien-se-co-mat-tren-thi-truong-benh-vien-ha-dong-vn

Theo đó, trẻ sẽ được tiêm 3 mũi vaccinee bại liệt bất hoạt IPOVAC (vaccinee bất hoạt là vaccinee có kháng nguyên hay phân tử kích thích cơ thể sinh miễn dịch phòng bệnh bại liệt từ những virus bại liệt đã chết), mỗi mũi cách nhau một tháng. Mỗi trẻ sẽ được lấy máu 3 lần trước khi tiêm mũi 1, trước tiêm mũi 3 và sau tiêm mũi 3 một tháng để đánh giá về tính an toàn, tính sinh miễn dịch của trẻ trước và sau tiêm vaccinee.

Các lọ vaccinee đều được mã hóa để bảo đảm thiết kế, ngẫu nhiên và mù đơn (một thử nghiệm mà người thu thập dữ kiện biết đối tượng trong nhóm thử nghiệm, nhưng đối tượng tham gia nghiên cứu không biết).

Tất cả trẻ sau khi tiêm được theo dõi sức khoẻ hằng ngày trong vòng 7 ngày đầu, nhằm ghi nhận tất cả những dấu hiệu, phản ứng của trẻ sau tiêm và hằng tuần trong thời gian tiếp theo.

Kế hoạch gia đoạn hai sẽ kết thúc vào tháng 7 năm 2016. Nếu đạt yêu cầu, giai đoạn 3 sẽ được triển khải trên một nghìn trẻ và dự kiến đến năm 2018 vaccine bại liệt Ipovac sẽ có mặt trên thị trường. Ipovac đang được chính phủ và Bộ y tế đưa vào sản phẩm quốc gia.

Với việc hàng loạt các vaccine mới được nghiên cứu và sản xuất bằng công nghệ mới sẽ giúp ngành công nghiệp sản xuất vaccine của Việt Nam phát triển.Tuy nhiên để sản xuất được loại vaccine này nước ta phải đảm bảo yêu cầu nhà xưởng, phối trộn 6 thành phần này. Chúng ta phải thiết lập công thức và quy trình công nghệ sản xuất vaccine phối trộn hoặc nhận chuyển giao công nghệ từ các nước bạn.

Vaccine ngừa bại liệt Ipovac dự kiến sẽ có mặt trên thị trường.

Nguồn: website Bệnh

Vắc xin phòng bệnh sởi, quai bị, rubella

Tất cả trẻ em đều được khuyến thích tiêm vắc-xin ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella để được bảo vệ khỏi ba căn bệnh nguy hiểm này. Nếu bạn là một người lớn mà chưa được tiêm vắc-xin phòng, bạn cũng nên đi tiêm.

Bệnh sởi, quai bị và rubella là gì?

Sởi, quai bị và rubella là bệnh do virus gây ra và tất cả đều có thể dẫn đến hậu quả rất nghiêm trọng.

Bệnh sởi bắt đầu bằng các triệu chứng như sốt, ho, sổ mũi, viêm kết mạc (mắt đỏ), vết phát ban đỏ xuất hiện trên mặt và lan sang phần còn lại của cơ thể. Nếu virus sởi nhiễm vào phổi có thể gây ra bệnh viêm phổi. Bệnh sởi ở trẻ lớn hơn có thể dẫn đến bệnh viêm não gây ra co giật và tổn thương não.

Các vi rút quai bị thường gây sưng tấy trong tuyến ngay dưới đôi tai làm cho má sưng lên bất thường. Trước khi có chủng ngừa, bệnh quai bị là nguyên nhân phổ biến nhất của cả hai bệnh viêm màng não (viêm màng não và tủy sống) và điếc. Ở nam giới, bệnh quai bị có thể lây nhiễm đến tinh hoàn dẫn đến vô sinh.

Rubella còn được gọi là bệnh sởi Đức. Nó có thể gây phát ban nhẹ trên mặt, sưng hạch sau tai, và trong một số trường hợp, sưng các khớp nhỏ và sốt nhẹ. Hầu hết trẻ em phục hồi nhanh chóng và không có dấu hiệu gì nghiêm trọng về lâu dài. Nhưng nếu một người phụ nữ mang thai bị rubella, điều này có thể dẫn đến sẩy thai. Nếu bị nhiễm rubella trong ba tháng đầu của thai kỳ, có ít nhất 20% nguy cơ em bé sẽ bị một dị tật bẩm sinh như mù, điếc, khiếm khuyết tim, hoặc chậm phát triển tâm thần.

Ai nên và không nên tiêm chủng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella?

Vắc-xin phòng bệnh sởi, quai bị và rubella thường được tiêm hai lần khi còn nhỏ. Một đứa trẻ sẽ được tiêm lần đầu tiên khi từ 12-15 tháng và lần thứ hai khi từ 4-6 tuổi.

Nếu bạn không chắc chắn bạn đã bị các bệnh này chưa hoặc chưa tiêm vắc-xin, bạn có thể đi tiêm chủng ngừa bệnh sởi, quai bị và rubella dành cho người lớn. Hãy nói cho bác sĩ biết nếu bạn:

  • Bạn làm việc trong một cơ sở y tế.
  • Bạn đang có kế hoạch hoặc có thể có thai.

Bạn không cần phải tiêm nếu:

  • Bạn bị dị ứng nghiêm trọng sau khi tiêm vắc-xin bệnh sởi, quai bị và rubella lần đầu tiên.
  • Bạn có bị dị ứng với gelatin hoặc neomycin.
  • Bạn có thể mang thai hoặc đang có kế hoạch mang thai trong 4 tuần tới. (Nếu bạn đang cho con bú thì vẫn an toàn khi tiêm vắc-xin).
  • Hệ thống miễn dịch của bạn bị yếu vì các loại thuốc chữa ung thư, corticosteroids, hoặc AIDS.

Rủi ro khi tiêm vắc-xin bệnh sởi, quai bị, rubella và tác dụng phụ

Tiêm chủng ngừa bệnh sởi, quai bị, rubella không gây ra tác dụng phụ trong hầu hết các trường hợp. Một số khác có thể bị sốt, đau nhức nhẹ hoặc có nốt đỏ nơi bị tiêm.

Các vấn đề khác có thể là ít phổ biến hơn bao gồm:

  • Sốt (1 trong 5 trẻ em)
  • Phát ban (1 trong 20)
  • Sưng hạch (1 trong 7)
  • Co giật (1 trong 3000)
  • Khớp bị đau / cứng (1 trong 100 trẻ em; phổ biến hơn ở người lớn đặc biệt là phụ nữ)
  • Số lượng tiểu cầu thấp / chảy máu (1 trong 30.000)
  • Viêm não (1 trong 1 triệu)

Trong những năm qua, một số người cho rằng vắc-xin tiêm phòng bệnh sởi, quai bị, rubella có liên quan đến chứng tự kỷ nhưng không có bằng chứng nào chứng minh cho việc này. Những lợi ích mà vắc-xin phòng chống dịch bệnh mang lại nhiều hơn bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào.

Sự khác nhau giữa vắc xin Quinvaxem và Pentaxim

Để hiểu rõ về vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem và vắc xin 5 trong 1 Petaxim, Bộ Y tế đã có phân tích cụ thể đối với 2 loại vắc xin này.

vacxin-quinvaxem-pentaxim

Vắc xin Quinvaxem có thành phần ho gà toàn tế bào, vắc xin Pentaxim có thành phần ho gà vô bào. Vắc xin Quivaxem đáp ứng miễn dịch tốt hơn vì chứa thành phần ho gà toàn tế bào trong khi vắc xin Pentaxin đáp ứng miễn dịch thấp hơn bởi chứa thành phần ho gà vô bào. Tỷ lệ phản ứng thông thường sau tiêm chủng (sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, quấy khóc…) ở vắc xin Quinvaxem cao hơn, còn ở vắc xin Pentaxim thấp hơn. Tỷ lệ tai biến nặng sau tiêm chủng giữa hai loại vắc xin này là tương đương nhau. Tại Việt Nam, vắc xin Quinvaxem được thực hiện tiêm trong chương trình tiềm chủng mở rộng nên miễn phí trong tiêm chủng mở rộng, còn vắc xin Pentaxim tiêm dịch vụ phải trả tiền…

Liên quan đến đăng triển khai tiêm vắc xin dịch vụ Pentaxim, để bảo đảm việc tiêm vắc xin dịch vụ diễn ra thuận lợi và công bằng, ngày 29/12, một số điểm tiêm chủng dịch vụ lớn đã tổ chức triển khai hình thức đăng ký tiêm vắc xin cho trẻ qua website và đường dây nóng.

Hiện nay, điểm đăng ký tiêm chủng tại Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội, 70 Nguyễn Chí Thanh, Hà Nội và Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đã hoàn thành việc đang ký và chốt danh sách hẹn lịch để các bà mẹ đưa các cháu đến tiêm theo thời gian thích hợp. Một số điểm khác đang tiếp tục đăng ký.

Bộ Y tế khuyến cáo các bậc phụ huynh không nên chờ đợi vắc xin dịch vụ vì trong năm 2016 chỉ có 40.000 liều vắc xin Pentaxin, còn lại chưa có nguồn nào khác, trong khi nếu cứ chờ đợi vắc xin dịch vụ mà không cho trẻn đi tiêm đúng thời điểm sẽ nguy hiểm đến sức khỏe của trẻ.

khac-nhau-vacxin-quinvaxem-pentaxim

Nguồn: Trần Tiến – Theo Báo điện tử hanoimoi.com.vn

5 cách giúp trẻ giảm đau sau khi đi tiêm chủng

Theo Ths.Bs.Nguyễn Thị Hà (Trung tâm Y tế dự phòng Hà Nội), tiêm chủng là cách duy nhất bảo vệ trẻ khỏi các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm phổ biến nhưng tiêm chủng lại thường mang đến cảm giác lo lắng cho cả mẹ và bé.

Để hạn chế tối đa những diễn biến xấu có thể xảy ra trong quá trình tiêm chủng cho trẻ, bác sĩ Hà cho rằng, các phụ huynh nên tìm hiểu trước về các văc-xin con bạn sẽ phải tiêm, những phản ứng trẻ có thể gặp phải sau khi tiêm, cách giảm bớt những khó chịu cho bé, cách chăm sóc trẻ sau khi tiêm chủng. “Tuyệt đối thực hiện theo các hướng dẫn chăm sóc trẻ của bác sỹ trước, trong và sau khi tiêm chủng” – bác sĩ Hà nhấn mạnh. Sau đây là 5 cách đơn giản để giúp trẻ giảm đau sau tiêm chủng.

3305_giy_binh_tynh_cya_phy_huynh_sy_giup_try_khong_cym_thyy_sy_hai_khi_tiem

Phân tán tư tưởng của trẻ: Khi đưa trẻ đi tiêm, hãy mang theo một đồ vật gây chú ý của trẻ, ví dụ như một trái bóng, thứ đồ chơi yêu thích của trẻ, hoặc một loại đồ chơi có thể tạo ra âm thanh. Với trẻ lớn hơn một chút, hãy nói chuyện với bé, chỉ cho bé thấy một vài chi tiết lý thú xung quanh, kể cho bé nghe một vài chuyện đùa… để trẻ ít chú ý hơn vào mũi tiêm.

Giữ bình tĩnh: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hành vi của cha mẹ sẽ ảnh hưởng đến khoảng 50% cảm xúc của trẻ khi đi tiêm. Những ông bố bà mẹ trẻ thường rất lo lắng về việc con bị đau khi tiêm chủng. Hãy thư giãn bởi trẻ chỉ cảm thấy đau vì tiêm chủng trong một vài phút, nhưng sự bảo vệ do tiêm chủng đem lại cho trẻ sẽ kéo dài một vài năm thậm chí cả đời.

Xoa lên da của trẻ: Sau khi tiêm, bạn có thể xoa nhẹ vùng da xung quanh chỗ tiêm nhưng lưu ý không được xoa trực tiếp bên trên vết tiêm. Việc mát xa nhẹ nhàng có thể giúp trẻ thư giãn và giảm cảm giác đau do việc tiêm chủng gây ra. Một nghiên cứu trên người trưởng thành chỉ ra rằng, những người được xoa nhẹ nhàng lên da sau khi tiêm khoảng 10 giây sẽ ít bị đau hơn. Một nghiên cứu khác lại cho thấy, ấn mạnh lên da trước khi tiêm cũng có tác dụng giảm đau.

Cho trẻ bú: Cho trẻ bú có thể giúp trẻ giảm đau khi tiêm chủng. Những trẻ được bú mẹ trong khi tiêm vaccine sẽ khóc ít hơn so với những trẻ không được bú. Tuy nhiên, các bác sỹ khuyên rằng, bạn nên cho trẻ bú sau khi đã tiêm xong như một sự trấn an, bởi nếu bú trước, rất có thể, trẻ sẽ nôn trớ trong quá trình tiêm chủng.

Thêm một chút đường: Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh rằng đường có thể giúp giảm cảm giác đau nhói khi tiêm vaccine. Đường đặc biệt sẽ hữu ích đối với trẻ em dưới 6 tháng. Mẹ có thể thử cho trẻ uống một chút nước đường trước khi tiêm hoặc nhúng núm vú vào dung dịch nước đường và để trẻ ngậm trong khi tiêm chủng.

nguồn của Trang Thu-Báo Lao động thủ đô

Tổn thương xương dưới sụn là biểu hiện mới của thoái hóa khớp

Theo thống kê cho thấy số người bị thoái hóa khớp chiếm tới 60% ở những người cao tuổi. Không chỉ vậy, số người bị thoái hóa khớp đang dần trẻ hóa do lối sống, ít vận động dẫn đến các cơn đau âm ỉ, dữ dội, đặc biệt là biểu hiện mới gây tổn thương xương dưới sụn…

Theo thống kê cho thấy số người bị thoái hóa khớp chiếm tới 60%ở những người cao tuổi. Không chỉ vậy, số người bị thoái hóa khớp đang dần trẻ hóa do lối sống, ít vận động dẫn đến các cơn đau âm ỉ, dữ dội, đặc biệt là biểu hiện mới gây tổn thương xương dưới sụn…

Tìm hiểu về xương dưới sụn

Xương dưới sụn là lớp xương có tác dụng nâng đỡ sụn và dinh dưỡng cho lớp sụn khớp nằm liền kề. Trong tình trạng bình thường, các tế-bào-hủy-xương thường xuyên hủy xương dưới sụn để tế-bào-tạo-xương tạo nên xương mới, nhằm duy trì và tăng cường khả năng chịu lực của xương dưới sụn.

ton-thuong-xuong-duoi-sun-la-bieu-hien-thoai-hoa-khop-benh-vien-ha-dong-vn

Ở người trẻ, khỏe mạnh luôn có sự cân bằng giữa hai quá trình tạo xương và hủy xương, do đó phần xương dưới sụn luôn đảm bảo thực hiện các chức năng của nó. Tuy nhiên ở lứa tuổi ngoài 30, đặc biệt là từ 50 trở lên, quá trình tạo xương và hủy xương diễn ra không đồng bộ gây ảnh hưởng đến khớp.

Áp dụng trên chuột

Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu vai trò quan trọng của xương dưới sụn trong tiến trình thoái hóa khớp bằng cách gây chấn thương khớp gối ở chuột.

Từ tuần lễ 1 đến 4, sụn bị yếu đi làm tăng áp lực lên các vùng sụn này và dẫn đến tăng lực tác động lên phần xương dưới sụn. Những tín hiệu được phản hồi về cơ thể sẽ làm gián tiếp tăng sự tạo xương, gây nên hiện tượng xơ đặc xương dưới sụn.

Tuy nhiên, sự tăng xương bất thường này không làm xương chắc hơn mà lại làm hoại tử xương, gây chết xương dưới sụn, từ đó tác động tiêu cực ngược trở lại lớp sụn liền kề, khiến chúng bị tổn thương nhanh chóng vừa trở thành yếu tố tăng cường tổn thương ở xương dưới sụn… Vòng xoắn bệnh lý trên cứ tiếp diễn khiến thoái hóa khớp ngày một nặng nề hơn.

Từ 35 tuổi trở đi, quá trình thoái hóa khớp nguyên phát sẽ xảy ra trên cơ thể. Tuy nhiên, từ lúc này đến khi bệnh nhân có triệu chứng đau có thể kéo dài đến hàng chục năm nhưng giai đoạn từ khi xuất hiện triệu chứng đau đến khi bệnh nhân bị hư khớp gối nặng sẽ rất nhanh, chỉ trong vài năm. Vì thế, việc chăm sóc, bảo vệ khớp từ sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng đã được y học khuyến cáo.

Dưỡng chất PEPTAN tác động mạnh đến sụn khớp và xương dưới sụn

Sau các công trình nghiên cứu chuyên sâu, các nhà khoa học Mỹ đã phát minh ra dưỡng chất sinh học PEPTAN với nguồn gốc 100% thiên nhiên, có tác động mạnh mẽ, tích cực cùng lúc đến sụn khớp và xương dưới sụn.

Ở tế bào sụn, nghiên cứu cho thấy PEPTAN có tác dụng kích thích các tế bào sụn còn lại trong khớp bị thoái hóa tăng hoạt động và tiết ra chất nền của sụn là collagen và aggrecan.

Kết quả, khi chất nền của sụn được tăng cường, chức năng vận động của khớp được cải thiện, giảm cảm giác khó chịu và các cơn đau khớp khi vận động. Các dây chằng và gân cơ xung quanh của khớp được giảm ảnh hưởng nên vận động của bệnh nhân sẽ tốt hơn.

Nghiên cứu cũng cho thấy, PEPTAN kích thích các tế bào tạo xương hoạt động mạnh hơn so với các tế bào hủy xương làm cải thiện mật độ khoáng của xương, tăng sức bền cho xương, bảo vệ và phục hồi xương dưới sụn, phục hồi cấu trúc khớp nhanh chóng và hiệu quả, từ đó hỗ trợ điều trị và ngăn ngừa sự tiến triển của thoái hóa xương khớp an toàn, bền vững.

Vaccine ngừa bại liệt Ipovac dự kiến sẽ có mặt trên thị trường

Việt Nam đã sản xuất được 11/12 loại vaccine trong chương trình tiêm chủng quốc gia và hiện đang nghiên cứu sản xuất vaccine 6 trong 1 cùng một số loại vaccine mới đang trong quá trình thử nghiệm như vaccine H5N1, vaccine H1N1, vaccine ho gà vô bào.

Việt Nam đã sản xuất được 11/12 loại vaccine trong chương trình tiêm chủng quốc gia và hiện đang nghiên cứu sản xuất vaccine 6 trong 1 cùng một số loại vaccine mới đang trong quá trình thử nghiệm như vaccine H5N1, vaccine H1N1, vaccine ho gà vô bào. Sau giai đoạn 1 thử nghiệm vaccine Ipovac, Trung tâm Nghiên cứu sản xuất vaccinee và sinh phẩm y tế đã tiến hành thử nghiệm giai đoạn 2 trên 240 trẻ tại 10 xã của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ. Ipovac cũng là một trong 6 thành phần của vaccine 6 trong 1.

Để đánh giá về tính an toàn và tính miễn dịch của trẻ trước và sau khi tiêm, để đảm bảo an toàn những trẻ tham gia thử nghiệm phải đáp ứng được5 tiêu chuẩn chọn vào và 12 tiêu chuẩn loại trừ đối với tượng tham gia nghiên cứu vaccine:

  1. Trẻ khi sinh phải trên 2500gram
  2. Tuổi thai phải trên 37 tuần
  3. Không có tiền sử mắc các bệnh suy giảm miễn dịch
  4. Tại thời điểm tiêm trẻ hoàn toàn khoẻ mạnh.
  5. Bố mẹ trẻ phải tình nguyện đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu
  6. Trẻ phải chưa dùng bất cứ loại vaccine nào có chưa thành phần của vaccine bại liệt đường tiêm, đường uống.

Theo các chuyên gian việc thử nghiệm lâm sàng là vô cùng quan trọng, bắt buộc của tất cả các loại thuốc, vaccine hoặc của các chất đưa vào cơ thể con người.

vaccine-ngua-bai-liet-ipovac-du-kien-se-co-mat-tren-thi-truong-benh-vien-ha-dong-vn

Theo đó, trẻ sẽ được tiêm 3 mũi vaccinee bại liệt bất hoạt IPOVAC (vaccinee bất hoạt là vaccinee có kháng nguyên hay phân tử kích thích cơ thể sinh miễn dịch phòng bệnh bại liệt từ những virus bại liệt đã chết), mỗi mũi cách nhau một tháng. Mỗi trẻ sẽ được lấy máu 3 lần trước khi tiêm mũi 1, trước tiêm mũi 3 và sau tiêm mũi 3 một tháng để đánh giá về tính an toàn, tính sinh miễn dịch của trẻ trước và sau tiêm vaccinee.

Các lọ vaccinee đều được mã hóa để bảo đảm thiết kế, ngẫu nhiên và mù đơn (một thử nghiệm mà người thu thập dữ kiện biết đối tượng trong nhóm thử nghiệm, nhưng đối tượng tham gia nghiên cứu không biết).

Tất cả trẻ sau khi tiêm được theo dõi sức khoẻ hằng ngày trong vòng 7 ngày đầu, nhằm ghi nhận tất cả những dấu hiệu, phản ứng của trẻ sau tiêm và hằng tuần trong thời gian tiếp theo.

Kế hoạch gia đoạn hai sẽ kết thúc vào tháng 7 năm 2016. Nếu đạt yêu cầu, giai đoạn 3 sẽ được triển khải trên một nghìn trẻ và dự kiến đến năm 2018 vaccine bại liệt Ipovac sẽ có mặt trên thị trường. Ipovac đang được chính phủ và Bộ y tế đưa vào sản phẩm quốc gia.

Với việc hàng loạt các vaccine mới được nghiên cứu và sản xuất bằng công nghệ mới sẽ giúp ngành công nghiệp sản xuất vaccine của Việt Nam phát triển.Tuy nhiên để sản xuất được loại vaccine này nước ta phải đảm bảo yêu cầu nhà xưởng, phối trộn 6 thành phần này. Chúng ta phải thiết lập công thức và quy trình công nghệ sản xuất vaccine phối trộn hoặc nhận chuyển giao công nghệ từ các nước bạn.

Vaccine ngừa bại liệt Ipovac dự kiến sẽ có mặt trên thị trường.

THÔNG BÁO

HOẠT ĐỘNG