30 C
Hanoi
Thứ Ba, Tháng Mười Một 19, 2024

BVĐK Sóc Sơn thiết thực hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2017

      Thiết thực hưởng ứng tháng hành động vì trẻ em năm 2017 và Kỷ niệm ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6. Sáng ngày 25/5/2017, đại diện BCH Đảng ủy, BCH Đoàn thanh niên BVĐK Sóc Sơn đã tham dự Lễ bế giảng và trao tặng quà tới các học sinh Trường nuôi dưỡng trẻ em tàn tật huyện Sóc Sơn.
Đại diện BCH Đảng ủy, BCH Đoàn thanh niên BVĐK Sóc Sơn trao quà tới Trường nuôi dưỡng trẻ em tàn tất huyện Sóc Sơn
BCH Đoàn thanh niên BVĐK Sóc Sơn trao quà cho các bé tàn tật.
      Đồng hành cùng các hoạt động của đơn vị còn có sự quan tâm chỉ đạo sát sao từ Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội, Công đoàn ngành Y tế thủ đô. Tiêu biểu, ngày 01/6 Lãnh đạo Sở Y tế, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội phối hợp cùng bệnh viện tổ chức tặng quà cho các bệnh nhi nằm điều trị tại Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn.
Đ/c Trịnh Huy Toàn – Chủ tịch Công đoàn ngành Y tế Hà Nội và Lãnh đạo bệnh viện thăm hỏi, tặng quà cho các bệnh nhi
Đại diện nhân viên y tế khoa, BSCKII. Nguyễn Thị Mai Hoa – Trưởng khoa Nhi tặng quà các bệnh nhân đang nằm điều trị
      Với mong muốn động viên tinh thần, mang lại niềm vui, tiếng cười cho các em nhỏ đang nằm điều trị tại Bệnh viện. Đoàn Thanh niên BVĐK Sóc Sơn cũng có những món quà nhỏ tặng các bé.
Đ/c Nguyễn Thị Thu Hương – Bí thư Đoàn thanh niên BVĐK Sóc Sơn tặng quà cho các bệnh nhi
      Cũng nhân dịp này Ban giám đốc, BCH Công đoàn BVĐK Sóc Sơn tổ chức chương trình: “Vui tết thiếu nhi 1/6” và tặng quà cho các cháu – là con của cán bộ nhân viên đạt thành tích học tập khá, giỏi trong năm học 2016 – 2017 nhằm khuyến khích động viên các cháu tiếp tục học tốt hơn trong năm học tới.
Ban giám đốc, BCH Công đoàn, BCH Đoàn thanh niên BVĐK Sóc Sơn phát quà cho các cháu thiếu nhi – là con cán bộ                                                       nhân viên y tế có thành tích xuất sắc trong học tập.
(Nguồn: Đoàn thanh niên BVĐK Sóc Sơn)

BVĐK Sóc Sơn tập huấn triển khai công cụ 5S

      Chiều ngày 27/04/2017, Phòng Quản lý chất lượng – Bệnh viện Đa khoa Sóc Sơn triển khai tập huấn công cụ cải tiến chất lượng 5S cho mạng lưới Quản lý chất lượng bệnh viện và nhân viên phòng Quản lý chất lượng cùng tham dự còn có sự tham gia của BSCKII. Tạ Văn Sứng – Thủ trưởng đơn vị.
                                              Thủ trưởng đơn vị đến tham dự & chụp ảnh cùng lớp tập huấn.
      Buổi tập huấn đã khái quát lại các cơ sở lý thuyết về 5S giúp các thành viên có thêm kiến thức trong việc triển khai 5S tại khoa, phòng mình.
         5s là gì, tại sao phải thực hiện ?
                                      Hình ảnh nhân viên, cán bộ mạng lưới Quản lý chất lượng ôn lại kiến thức 5S
      Sau tập huấn những kiến thức lý thuyết về 5S, các thành viên tổ chức đến thực hành công cụ cải tiến 5S tại 02 khoa lâm sàng là: Khoa Nhi và Khoa Ngoại. Các thành viện và nhân viên y tế trong  khoa cùng nhau tiến hành sắp xếp lại các trang thiết bị trong khoa một cách hợp lý và hiệu quả nhất.
                                           Cùng nhau chung tay sắp xếp tại phòng hành chính Khoa Nhi
                                   Trao đổi, chia sẻ vận dụng kiến thức và thực hành công cụ 5S tại Khoa Ngoại
      Kết thúc, thành quả thu lại là toàn bộ các thành viên tham gia buổi tập huấn đã thể hiện quyết tâm cải tiến chất lượng thông qua mô hình 5S. Hoạt động nhằm tạo nên một môi trường làm việc khoa học, an toàn, chất lượng, hiệu quả, đem đến sự hài lòng cho người bệnh tại các khoa, phòng trong toàn bệnh viện.

(Phòng Quản lý chất lượng – BVĐK Sóc Sơn)

Các hoạt động của đoàn viên, thanh niên BVĐK Sóc Sơn trong tháng Thanh niên 2017

Thực hiện Kế hoạch của Ban thường vụ huyện đoàn Sóc Sơn về tổ chức các hoạt động Tháng Thanh niên năm 2017.
Chào mừng 86 năm ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26/03/1931 – 26/03/2017), kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn (27/03/2007 – 27/03/2017) tiến tới chào mừng Đại hội đại biểu Đoàn TNCS Hồ Chí Minh BVĐK Sóc Sơn nhiệm kỳ 2017 – 2019.
Trong thời gian vừa qua, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh BVĐK Sóc Sơn đã long trọng tổ chức các hoạt động nhằm nâng cao nhận thức lý tưởng, khơi dậy phong trào thi đua, đẩy mạnh và phát triển giao tiếp ứng xử, văn nghệ thể dục thể thao giữa các đoàn viên thanh niên trong từng chi đoàn nói riêng và giữa các cán bộ, viên chức trong toàn cơ quan nói chung.

Dưới đây là một số hình ảnh về các hoạt động đã diễn ra:

  • Phối hợp và tham gia biểu diễn văn nghệ chào mừng lễ kỷ niệm “62 năm ngày thầy thuốc Việt Nam và 10 năm ngày thành lập BVĐK Sóc Sơn” (23/02/2017).
       Đội văn nghệ chào mừng lễ Kỷ niệm 62 năm ngày thầy thuốc Việt Nam & 10 năm ngày thành lập BVĐK Sóc Sơn.
         Đội lễ tân phục vụ lễ Kỷ niệm 62 năm ngày thầy thuốc Việt Nam & 10 năm ngày thành lập BVĐK Sóc Sơn.
  • Tổ chức giải “Bóng đá Thanh niên BVĐK Sóc Sơn” (24 – 27/03/2017).
                        Các đồng chí trong Ban giám đốc, Ban tổ chức giải bóng đá Thanh niên BVĐK Sóc Sơn                                                                            tặng hoa & chụp ảnh lưu niệm với các đội tham dự.
                                        Trọng tài & các cầu thủ 2 đội chào khán giả trước khi thi đấu.
                                        Chân dung đội vô địch giải bóng đá Thanh niên BVĐK Sóc Sơn.
  • Tổ chức hội thi “Giao tiếp ứng xử trong đoàn viên thanh niên Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn” (29/03/2017).
                                     Đội thi Giao tiếp ứng xử của Chi đoàn số 2 (HSTC&CĐ, CC, CDHA, KB, XN).
                                       Đội thi Giao tiếp ứng xử của Chi đoàn số 4 (LCK, YHCT, PHCN).
                                       Đội thi Giao tiếp ứng xử của Chi đoàn số 6 (Nội, Nhi, Truyền Nhiễm).
                                          Đội thi Giao tiếp ứng xử của Chi đoàn số 5 (Ngoại, Sản, GMHS).
                                Đội thi Giao tiếp ứng xử của Chi đoàn số 3 (KHTH, ĐD, QLCL, DD, Dược, KSNK).
                                     Đội thi Giao tiếp ứng xử của Chi đoàn số 1 (HCQT, TCCB, TCKT, VTTB).
                      Lãnh đạo bệnh viện và huyện đoàn Sóc Sơn trao hoa và giải thưởng cho các đội thi tham dự.

Tất cả các hoạt động đều được toàn thể các chi đoàn hưởng ứng nhiệt tình, thu hút hầu hết đoàn viên thanh niên tham gia đầy đủ, đảm bảo mỗi hoạt động, hội thi sẽ trở thành kỷ niệm đẹp và sâu sắc trong mỗi đoàn viên thanh niên BVĐK Sóc Sơn.

BVĐK Sóc Sơn: Hưởng ứng Tết trồng cây xuân Đinh Dậu 2017

Hoà trong không khí vui tươi sôi nổi của nhân dân cả nước, mừng Đảng, mừng xuân Đinh Dậu. Sáng 01/02/2017, BGĐ, BCH Đảng uỷ, Đoàn Thanh niên Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn tổ chức lễ trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ.
Mặc dù là hoạt động diễn ra thường xuyên nhưng năm nay trong không khí hướng tới kỷ niệm 10 năm ngày thành lập Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn (27/03/2007 – 27/03/2017), 62 năm ngày Bác Hồ gửi thư cho ngành Y tế (27/02/1955 – 27/02/2017) mỗi cán bộ, nhân viên, viên chức Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn lại cảm thấy hồ hởi và phấn khởi hơn mọi năm.
BGĐ, BCH Đảng ủy, Đoàn thanh niên hưởng ứng tết trồng cây xuân Đinh Dậu 2017
                     BGĐ, BCH Đảng ủy, Đoàn thanh niên hưởng ứng tết trồng cây xuân Đinh Dậu 2017
Nhiều năm qua, thực hiện theo lời dạy của Bác, Tết trồng cây đã luôn được duy trì và phát triển ở Bệnh viện đa khoa Sóc Sơn. Hoạt động không chỉ mở đầu cho việc thực hiện kế hoạch trồng cây, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trong khuôn viên cơ quan mà còn mở đầu cho một năm lao động mới, tràn đầy khí thế thi đua sôi nổi khắp trong toàn Bệnh viện.

7 sự kiện y tế năm 2016

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp tục tại vị dù không phải ủy viên Trung ương, ca ghép tạng xuyên Việt, dịch Zika xuất hiện… đáng quan tâm năm 2016.
1. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp tục giữ cương vị Bộ trưởng
Sau Đại hội Đảng 12 diễn ra vào tháng 1, ngành y tế không có đại diện trong Trung ương khóa mới. Ngày 27/7, Quốc hội phê chuẩn việc bổ nhiệm các phó thủ tướng, bộ trưởng và thành viên khác của Chính phủ. Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến tiếp tục được đề nghị vào vị trí hiện nay. Bà là thành viên Chính phủ duy nhất không phải Ủy viên Trung ương Đảng và cũng là thành viên nữ duy nhất.
bo-truong-bo-y-te
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến với hệ thống robot phẫu thuật cho người lớn vừa khánh thành tại Bệnh viện Bình Dân. Ảnh: Ngọc Thành.
Từng giảng dạy tại Đại học Y Hà Nội, bà Tiến sau đó làm Viện trưởng Pasteur TP HCM, đồng thời là Phó Chủ nhiệm Bộ môn Vi sinh cộng đồng, Đại học Y dược TP HCM, Trưởng Ban điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống sốt xuất huyết… Từ tháng 8/2011, bà được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương và được phê chuẩn làm Bộ trưởng Y tế.
Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đã có nhiều nỗ lực tạo sự thay đổi đáng kể trong ngành y tế, đặc biệt trong vấn đề giảm tải, thay đổi thái độ phục vụ của nhân viên y tế, lập đường dây nóng, nâng cao chất lượng y tế cơ sở… Dù vậy ngành vẫn đang đứng trước nhiều thách thức, nhiều bệnh viện vẫn còn quá tải nhất là chuyên khoa ung thư, tim mạch, dịch bệnh …
2. Bổ nhiệm giám đốc các bệnh viện
Năm qua nhiều bệnh viện khuyết chức danh lãnh đạo trong thời gian dài như các bệnh viện Mắt Trung ương, Việt Đức, Hữu Nghị. Ví dụ Bệnh viện Việt Đức thiếu giám đốc suốt thời gian dài vì hai ứng viên phó giám đốc có số phiếu tương đương nhau. Viện phải đề nghị Bộ Y tế bổ nhiệm giám đốc viện, trong khi Bộ Y tế đang chờ Chính phủ phê duyệt đề án thí điểm thi tuyển cấp trưởng các đơn vị sự nghiệp.
Sau khi Chính phủ cho phép Bộ bổ nhiệm lãnh đạo viện, Bộ có phương án chọn Giám đốc Bệnh viện Mắt Trung ương, quy hoạch một Phó Giám đốc Bệnh viện Việt Đức về làm Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị, phó Giám đốc còn lại của Việt Đức làm Giám đốc Việt Đức. Tuy nhiên sau đó Phó Giám đốc Việt Đức được điều động sang Bệnh viện Hữu nghị đã viết tâm thư mong muốn ở lại viện. Bộ buộc phải bổ nhiệm một người khác làm Giám đốc Bệnh viện Hữu Nghị. Hiện Bệnh viện Việt Đức vẫn chỉ có phó giám đốc phụ trách. Vấn đề này được Bộ Y tế giải quyết trong năm.
3. Dịch bệnh Zika
Năm 2016, dịch Zika bùng phát tại các nước châu Mỹ, chỉ riêng Brazil đã báo cáo hơn 4.000 trường hợp trẻ sinh ra với hội chứng đầu nhỏ từ các bà mẹ nhiễm virus này khi mang thai. Số ca mắc tăng lên theo cấp số nhân. Khi đó Tổ chức Y tế thế giới ban bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu về virus Zika.
Bé gái bị đầu nhỏ do virus Zika ở Đăk Lăk. Ảnh: H.N.
Bé gái bị đầu nhỏ do virus Zika ở Đăk Lăk. Ảnh: H.N.
Sau nhiều lo ngại, dịch bệnh Zika cũng xuất hiện và lan nhanh ở Đông Nam Á, trong đó phải kể đến Thái Lan, Singapore. Việt Nam cũng ghi nhận 2 ca bệnh đầu tiên tại TP HCM và Khánh Hòa vào đầu tháng 4. Gần 140 người mắc bệnh Zika tại TP HCM, trong khi một số tỉnh thành khác chỉ 1-2 ca. Theo Bộ Y tế hiện virus này tiềm ẩn trong cộng đồng, không phải xâm nhập từ bên ngoài. Những nơi nào tập trung nhiều muỗi Aedes và bệnh sốt xuất huyết, nguy cơ bùng phát dịch Zika rất lớn.
So với sốt xuất huyết, bệnh do virus Zika nhẹ hơn, 80% không có biểu hiện bệnh. Tuy nhiên nó nguy hiểm với thai phụ vì có thể gây dị tật đầu nhỏ, nhất là trong 3 tháng đầu. Tháng 10 Bộ Y tế khẳng định em bé bị đầu nhỏ ở Đăk Lăk “nhiều khả năng do virus Zika” và là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam mang dị tật này liên quan đến virus Zika. Virus Zika truyền qua muỗi, vì thế biện pháp phòng bệnh quan trọng nhất là tránh muỗi đốt.
4. Nhiều y bác sĩ quyên góp tiền cứu bệnh nhân
Năm 2016 chứng kiến sự tham gia của nhiều y bác sĩ vào các hoạt động cộng đồng, thiện nguyện vì bệnh nhân.
Trước hoàn cảnh của hai bé sinh đôi dính liền cần chuyển gấp từ Hà Giang về Hà Nội để bàn phương án mổ tách mà gia đình nghèo không có tiền, sáng 14/7 bác sĩ Nguyễn Ngọc Chung, Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Vị Xuyên cùng một số đồng nghiệp quyết định mặc áo blouse trắng ra chợ in tấm phông to về tình cảnh của hai bé để kêu gọi người dân xung quanh quyên góp.
Khám cho cô bé Minh Anh mắc hội chứng Aperts và nhiều tháng sau bé không trở lại điều trị theo lịch hẹn, bác sĩ Nguyễn Xuân Anh rao trên Facebook nhờ chuyển lời xin mổ đến gia đình. Nhờ sự lan tỏa thông tin trên mạng xã hội, sau 2 giờ chia sẻ thông tin, bác sĩ và gia đình đã kết nối. Một mạnh thường quân tài trợ toàn bộ chi phí phẫu thuật. Từ đây nhiều bệnh nhân khó khăn mắc Aperts từ Hải Phòng, Ninh Thuận… đã liên hệ bác sĩ và được hỗ trợ phẫu thuật trả lại bàn tay xinh xắn.

Tối thứ 7 hàng tuần, các y bác sĩ từ nhiều bệnh viện TP HCM tụ về quán cà phê cùng cất cao giọng hát trong đêm nhạc Blouse trắng. Chương trình nằm trong hoạt động quyên góp gây quỹ “Dĩa cơm trên tường”, khơi nguồn từ câu chuyện “Ly cà phê trên tường” tại thành phố Venice, Italy. Ở đó người nghèo muốn uống cà phê nếu không có tiền có thể vào quán lấy mảnh giấy dán trên tường có giá trị như số tiền mua một ly cà phê. Các bác sĩ Sài Gòn đã biến ý tưởng ly cà phê thành dĩa cơm người Việt vì bệnh nhân nghèo cần cơm hơn, nhận được sự ủng hộ lớn của cộng đồng.

5. Ghép tạng xuyên Việt
Chiều 25/4, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP HCM) thông báo nam thanh niên 20 tuổi gặp tai nạn giao thông bị chết não, gia đình đồng ý hiến tạng và chỉ 2 bệnh nhân ở Hà Nội tương thích với các thông số tạng được hiến. 5h sáng ngày 26/4, đoàn y bác sĩ Bệnh viện Việt Đức từ Hà Nội bay vào TP HCM để nhận tạng. Ngay khi tạng được chuyển lên máy bay, kíp phẫu thuật tại Việt Đức đã mở lồng ngực và ổ bụng của 2 bệnh nhân để sẵn sàng thực hiện ghép lập tức lúc tạng về. Nam bệnh nhân được ghép quả tim của chàng trai, năm nay 64 tuổi từng bị suy tim, đặt stent 9 lần, thời gian sống chỉ tính bằng ngày. Người nhận khối gan hiến tặng lâu nay suy gan giai đoạn cuối, 54 tuổi.
Nguồn tạng chủ yếu ở nước ta hiện nay là từ người cho sống, chiếm đến 95%. Việc ghép từ người chết não chiếm tỷ lệ rất nhỏ. Hiện mỗi năm Việt Nam có 10.000 ca tai nạn giao thông, nếu 1/10 số này hiến tạng thì rất nhiều người sẽ được cứu sống và người Việt không cần phải ra nước ngoài điều trị.
6. Lần đầu sử dụng robot phẫu thuật cho người lớn
Bệnh viện Bình Dân (TP HCM) sáng 10/12 khánh thành hệ thống phẫu thuật robot trên người lớn đầu tiên Việt Nam. Với bốn cánh tay phẫu thuật, đầu camera thông minh, tầm nhìn phóng đại 12 lần, các phẫu thuật viên có thể điều khiển cánh tay robot quay 540 độ, di chuyển tự do ở 6 góc độ. Đây là điều mà bàn tay con người không thể thực hiện được, giúp phẫu thuật ở những vị trí hẹp, sâu và khó tiếp cận, khắc phục hạn chế của mổ mở, nội soi.
Chi phí cho một ca mổ nội soi bằng robot khoảng 80-100 triệu đồng. Điều này mang đến cơ hội tiếp cận điều trị công nghệ cao cho người bệnh ngay tại Việt Nam với mức chi phí thấp hơn nhiều lần ra nước ngoài điều trị.
Bác sĩ thực hiện phẫu thuật trên hệ thống robot. Ảnh: H.N
Bác sĩ thực hiện phẫu thuật trên hệ thống robot. Ảnh: H.N
7. Tăng giá dịch vụ y tế
Năm 2016 ngành y tế có 2 lần điều chỉnh giá viện phí và áp dụng cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế. Từ ngày 1/3, liên Bộ điều chỉnh giá của gần 2.000 dịch vụ kỹ thuật y tế, trong đó tính thêm chi phí trực tiếp và phụ cấp đặc thù. Riêng 9 bệnh viện trực thuộc Bộ tính luôn cả lương bác sĩ. Mức tăng bình quân khoảng 30%.
Đợt điều chỉnh viện phí thứ 2 là vào tháng 8 và tháng 11 tại những tỉnh thành có tỷ lệ bao phủ bảo hiểm y tế trên 85% và trên 80%. Mức giá viện phí lần này được tính thêm tiền lương. Các tỉnh còn lại sẽ được áp dụng mức giá này vào năm 2017.
Trong năm 2017 Bộ Y tế sẽ tính phương án điều chỉnh giá khám bữa bệnh với người không có thẻ bảo hiểm y tế. Hiện gần 80% dân số có thẻ bảo hiểm y tế, 20% chưa tham gia trong đó phần lớn là người có mức sống trung bình trở lên. Để giảm bớt gánh nặng cho nhóm này, Bộ Y tế khuyến cáo người dân nên tham gia bảo hiểm y tế.
(Nguồn: vnexpress.net)

Gallery

THÔNG BÁO

HOẠT ĐỘNG