Hướng dẫn người bệnh phòng đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là bệnh hô hấp phổ biến có thể phòng và điều trị được. Người bệnh thường có nguy cơ mắc viêm phổi cao hơn so với người bình thường, làm tăng số ngày nhập viện, tăng tỷ lệ thở máy, tăng gánh nặng về kinh tế cho bản thân, gia đình và toàn xã hội. Thực hiện tốt quản lý người bệnh mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính làm giảm các đợt cấp của bệnh phải nhập viện, làm giảm chi phí điều trị cho người bệnh.

Tại bệnh viện đa khoa Sóc Sơn đã có phòng quản lý và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính giai đoạn ổn định.

Để giảm đợt cấp nặng phải nhập viện và giảm tỷ lệ tử vong thì người bệnh phải tuân thủ thực hiện tốt các nội dung về điều trị và phòng bệnh như:

  1. Ngừng tiếp xúc với các yếu tố nguy cơ như : khói thuốc lá, thuốc lào, bụi, khói bếp rơm, củi, than, khí độc..v.v. Cai nghiện thuốc lá/thuốc lào là biện pháp rất quan trọng ngăn chặn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tiến triển nặng lên.

2. Dùng thuốc uống điều trị dự phòng theo chỉ dẫn của bác sỹ

3. Sử dụng thuốc xịt dự phòng đúng liều và đúng kỹ thuật

4. Tập phục hồi chức năng theo hướng dẫn của nhân viên y tế như : tập ho, tập thở chúm môi để làm sạch đường thở,…v.v.

5. Tiêm vác xin phòng cúm hàng năm và tiêm vacxin phế cầu định kỳ theo lịch.

6. Biện pháp khác:

 – Vệ sinh mũi họng thường xuyên.

– Giữ ấm cổ ngực về mùa lạnh.

– Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các nhiễm trùng tai mũi họng, răng hàm mặt.

– Phát hiện và điều trị các bệnh đồng mắc.

7. Dinh dưỡng hợp lý: đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, hạn chế ăn nhiều mỡ, muối, bổ sung đủ nước hàng ngày, tăng cường ăn hoa quả và rau xanh, nên chia nhỏ bữa ăn.

8. Thực hiện tái khám định kỳ 1 tháng 01 lần để điều chỉnh phác đồ điều trị cho phù hợp.

Lê Thảo- Khoa KSNK

Người bệnh thực hiện lắc bình thuốc định liều trước khi xịt thuốc
Người bệnh thực hiện xịt và hít thuốc định liều
Hình ảnh người bệnh đi tiêm chủng vác xin phòng cúm
Người bệnh được tái khám định kỳ theo lịch hẹn
Nhân viên y tế đo chức năng hô hấp cho người bệnh
Người bệnh được cấp thuốc quản lý điều trị dự phòng đợt cấp của bệnh